TẠI SAO SINH VIÊN THẤT NGHIỆP TRONG KHI CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG THIẾU LAO ĐỘNG?

Tran Nhung

6 tháng trước

Tình trạng sinh viên thất nghiệp khi mới ra trường đã trở thành hình ảnh quen thuộc trên các mặt báo trong vài năm trở lại đây. Trong khi các trường đại học luôn tìm cách đào tạo sinh viên của mình trở nên xuất sắc hơn với hàng loạt các chương trình đào tạo với các chuyên ngành khác nhau thì dường như các doanh nghiệp vẫn đang chưa tìm được điểm chung với nhiều sinh viên mới ra trường. Vậy lý do ở đây xuất phát từ phía nhà trường, sinh viên hay doanh nghiệp? Hãy cùng Siêu Kết Nối tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tình trạng sinh viên thất nghiệp

Theo báo cáo từ các cơ quan có thẩm quyền, vào năm 2020 có đến 30,8% người lao động thất nghiệp là các sinh viên đã tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại Học. Trong cơ cấu độ tuổi thất nghiệp thì tuổi 20 – 34 chiếm tỉ lệ lớn nhất lên đến 60%.

Sinh viên phải chi trả một khoản học phí không nhỏ trong suốt 4 năm học tập ( trung bình 20 triệu/1 kỳ học ) vậy nhưng lại là nhóm tuổi có tỷ lệ thất nghiệp nhiều nhất trên cả nước. Điều này càng khiến các thế hệ học sinh sau có xu hướng lựa chọn học nghề hoặc bỏ học Đại Học nhiều hơn đáng kể so với các thế hệ trước đây. Ngoài ra, chỉ có hơn 50% sinh viên có việc làm đúng theo ngành đã học ở trường Đại Học. 

Tại sao sinh viên ra trường thiếu việc làm trong khi các Doanh nghiệp thiếu lao động

5 Lý do sinh viên ra trường thất nghiệp

  • Thiếu các kỹ năng mềm

Có rất nhiều sinh viên thất nghiệp là các bạn chỉ chú trọng vào việc học các lý thuyết trên trường mà không có những trải nghiệm như tham gia các Câu lạc bộ, đi Hội thảo, thiếu Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình,… Một phần do văn hóa Á Đông thường bị ảnh hưởng bởi thành tích vây nên các bạn sinh viên thường chăm chút cho các việc học thuật nhiều hơn là trải nghiệm, học nhiều hơn “hành”.

Ngoài ra, vẫn còn một số trường tồn tại quá nhiều các môn lý thuyết mà chưa đưa ra được những cơ hội cho các bạn sinh viên thực hành, trao đổi thảo luận cùng nhau mà chỉ có nghe giảng. Điều này không chỉ khiến sinh viên thiếu các kỹ năng mềm mà còn thiếu mất sự chủ động học tập và tìm hiểu kiến thức – một điều rất quan trọng trong quá trình làm việc sau này.

Sinh viên ra trường thiếu các kỹ năng mềm
  • Bị động trong quá trình tìm việc làm

Nhiều bạn sinh viên còn chưa chủ động trong quá trình tìm việc làm, luôn mong muốn nhà trường và thầy cô sẽ giới thiệu công việc cho. Ngoài ra cũng có rất nhiều bạn do thiếu các kỹ năng tìm kiếm, không biết tìm kiếm công việc ở đâu, như thế nào, khiến cho các doanh nghiệp muốn chiêu mộ nhân viên nhưng vẫn rất khó để tiếp cận các bạn sinh viên mới ra trường. Bởi vậy mà tình trạng sinh viên thất nghiệp do chưa tìm được việc làm phù hợp càng tăng cao.

Sinh viên nên trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường để chủ động tìm việc
  • Thiếu định hướng nghề nghiệp

Các nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa quá chú trọng vào việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nhà trường thường tổ chức các buổi định hướng một cách qua loa và thiếu hấp dẫn khiến cho các bạn học sinh không còn hứng thú và chú ý trong việc hướng nghiệp.

Hệ quả là các bạn thường sẽ chọn ngành học theo ý bố mẹ mong muốn hoặc chọn bừa một ngành học thường được nghe nói đến mà không hề tìm hiểu kỹ về cơ hội việc làm cùng như những kiến thức đó có thực sự phù hợp với mình hay không.

  • Quá nhiều sinh viên học cùng 1 chuyên ngành

Việc thiếu định hướng nghề nghiệp cũng dẫn đến hệ lụy đó là các bạn sẽ chọn những ngành thường hay nghe nói đến như Marketing, Kinh doanh, kinh tế, Ngôn ngữ,… Điều đó dẫn đến việc nhân lực dồn quá nhiều vào một chuyên ngành. Các doanh nghiệp đi tìm nhân viên ở ngành này thì thừa còn ngành kia thì lại thiếu.

Vậy nên tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp diễn và các doanh nghiệp phải nâng cao đầu vào của nhân viên đối với các ngành hot và hạ đầu vào của các nhân viên trong những ngành đang khan hiếm. Điều này vô hình chung khiến mặt bằng nhân viên trong công ty có sự chênh lệch rõ ràng.

Nhiều sinh viên học cùng một chuyên ngành
  • Thiếu khả năng ngoại ngữ

Mặc dù các trường đại học đã đặt chuẩn đầu ra cho sinh viên theo các chuyên ngành nhưng vẫn còn rất nhiều sinh viên chỉ chú trọng vào việc nghe với ngữ pháp mà bỏ qua việc luyện nói. Điều này sẽ trở thành một trở ngại vô cùng to lớn cho các bạn sinh viên mới ra trường bởi trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp luôn yêu cầu nhân viên của mình phải biết ít nhất một ngoại ngữ và thông thạo ngoại ngữ đó.

Sinh viên chỉ chú trọng học ngữ pháp

Kết luận

Thực trạng sinh viên thất nghiệp dù mới ra trường  không phải là câu chuyện mới. Hiểu biết được điều đó và tìm cách thay đổi, đổi mới chính mình sẽ khiến cho các sinh viên đến gần hơn với các nhà tuyển dụng. Qua bài viết trên, Siêu Kết Nối mong rằng bạn đã tìm ra được nguyên do cho chính bản thân mình và sẵn sàng cải thiện điều đó. 

Tin liên quan